Báo cáo đánh giá

Thực trạng Quản lý nhà nước về công nghệ
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Trong những năm qua, với sự nỗ lực của của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Quảng Nam đã đạt được những thành quả quan trọng. Công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực được đổi mới, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý khoa học và công nghệ địa phương; Hoạt động tư vấn, phản biện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngày càng hiệu quả; các chương trình hợp tác về khoa học và công nghệ từng bước đi vào chiều sâu, có trọng tâm. Bước đầu đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, hợp tác quốc tế,...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn những tồn tại hạn chế như: năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ công chức làm công tác quản lý công nghệ còn hạn chế, nhất là cấp huyện, xã... Công tác thẩm định, đánh giá công nghệ còn lúng túng, việc nhân rộng, đưa các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống xã hội còn chậm.v.v. [1]
Từ những thông tin về thực trạng trong báo cáo của tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam nêu trên, nhóm nghiên cứu thuộc dự án đã triển khai khảo sát, dựa trên mẫu “Phiếu thu thập thông tin về hoạt động quản lý công nghệ tại địa phương“ để phân tích, đánh giá sâu tại các cơ quan/đơn vị liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng nam năm 2016.
Theo đó, nội dung chính của phiếu khảo sát bao gồm: phần thông tin chung, thông tin về nhân lực tham gia quản lý công nghệ, thông tin về các chức năng nhiệm vụ của tổ chức/đơn vị liên quan đến hoạt động quản lý công nghệ, về quan điểm đầu tư/ đổi mới công nghệ, những khó khăn bất cập v.v.
Thời gian triển khai khảo sát: 2016
Tổng cộng số phiếu thu thập được trong đợt khảo sát: 30 phiếu cho các tổ chức/cơ quan đơn vị. Cụ thể:
Số phiếu gửi đi Số phiếu thu về Số phiếu yêu cầu
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
40 30 75% 25 120%
 
Nguồn: Tổng hợp theo kết quả điều tra về quản lý công nghệ tại Quảng Nam 2016
Với mục tiêu đề ra theo thuyết minh đề tài số lượng khảo sát các cơ quan tổ chức quản lý công nghệ là 25 cơ quan/ đơn vị. Như vậy, nhóm thực hiện đề tài đã dự phòng gửi nhiều hơn số lượng phiếu điều tra đến các tổ chức cơ quan tổng cộng 40 phiếu. Số phiếu thu về là 30 phiếu. So sánh với mục tiêu nhóm thực hiện đã hoàn thành và dư ra 5 phiếu.

Nhận xét, đánh giá chung: tại địa phương ngoài đơn vị chuyên trách là Phòng Quản lý Công nghệ - Sở hữu trí tuệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam có  nhiệm vụ chủ yếu như dưới đây:
  • Quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, bao gồm: chuyển giao công nghệ và đánh giá, định giá, giám định công nghệ; Môi giới và tư vấn chuyển giao công nghệ; Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư và thẩm định nội dung khoa học và công nghệ các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo thẩm quyền;
  • Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN; Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đổi mới công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác áp dụng vào sản xuất, kinh doanh;
  • Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ đã ký thuộc thẩm quyền được phân cấp.
Hiện tại cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công nghệ thuộc phòng đang thực hiện các công việc chính, như: tham mưu cho lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh ban hành các văn bản cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển công nghệ; Góp ý xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan; Tham gia các hội đồng đánh giá, thẩm định khi được yêu cầu và một số công việc khác được giao.
Đến nay các nhiệm vụ trên đều đã và đang được thực hiện, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu thực tế đang diễn ra trên địa bàn tỉnh. Điều đó có thể được giải thích bởi một vài lý do như sau:
- Thứ nhất là các hoạt động chuyển giao công nghệ, đầu tư đổi mới công nghệ trên địa bàn địa phương vẫn chưa thực sự rõ nét, tức là công nghệ đang được chuyển giao nằm lẫn đâu đó trong thiết bị, người mua chưa tách bạch được là mua công nghệ hay mua thiết bị và máy móc thiết bị có chứa giá trị lớn về công nghệ, thị trường công nghệ chưa hình thành một cách rõ ràng, việc thẩm định công nghệ các dự án lớn do Bộ KH&CN thực hiện…
- Thứ hai là bản thân cán bộ, viên chức quản lý nhà nước về công nghệ cũng đang lúng túng đối với một số văn bản pháp quy mới nhất là về mặt đánh giá, định giá, môi giới, tư vấn hỗ trợ, xác nhận quyền,... là những hoạt động nghiệp vụ mang tính dịch vụ, do các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp yêu cầu, nếu họ không yêu cầu/ đặt hàng thì cơ quan quản lý nhà nước không thể làm hoặc không có nguồn kinh phí để triển khai...
Đối với các Phòng kinh tế Hạ tầng cấp Huyện, Thị xã về cơ bản, đến nay tổ chức bộ máy đã được kiện toàn toàn theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về KH&CN thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; mạng lưới KH&CN cơ sở được tăng cường, các ngành, các huyện, thị xã đã bố trí được 01 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách hoạt động KH&CN tại phòng Kinh tế/Kinh tế Hạ tầng, có một số huyện đã bố trí được cán bộ chuyên trách cấp huyện làm tăng khả năng tham mưu, tổ chức hoạt động KH&CN tại địa bàn cơ sở, nhờ đó mà hoạt động KH&CN cấp huyện/thị ngày càng được đẩy mạnh hơn.
Mạng lưới hệ thống các tổ chức hoạt động KH&CN ngày càng được quan tâm kiện toàn ở các lĩnh vực gồm các viện, phân viện, trung tâm, chi nhánh đại diện của các trường đại học, tổ chức KHCN trung ương, vùng, miền,... và đang có sự phát triển mạnh; trên địa bàn hiện có khoảng 30-40 đơn vị KHCN, có năng lực nghiên cứu triển khai, là các tổ chức KHCN tương đối mạnh đã tham gia nhiều chương trình dự án cấp ngành, tỉnh, cấp bộ, cấp Nhà nước.
Theo kết quả điều tra khảo sát cụ thể: mặc dù theo chức năng, nhiệm vụ của phòng Kinh tế hạ tầng đã được qui định trong qui chế, điều lệ hoạt động của UBND các huyện. Tuy nhiên, việc nhận biết của cán bộ và thực thi chức năng, nhiệm vụ tại các phòng Kinh tế hạ tầng của các huyện có sự khác nhau (Bảng 1).
Nhận biết của cán bộ phòng Kinh tế hạ tầng của các huyện
Các hoạt động Không
Tư vấn hỗ trợ, phát triển công nghệ 23,5% 76,5%
Đánh giá công nghệ, chuyển giao công nghệ 52,9% 47,1%
Tổ chức, tham gia phối hợp phát triển thị trường công nghệ 35,3% 64,7%
Hỗ trợ ứng dụng các thành tựu công nghệ vào sản xuất kinh doanh 88,2% 11,8%
Nguồn: Kết quả điều tra 17 huyện thuộc tỉnh Quảng Nam
Phòng kinh tế hạ tầng ở các huyện ít tham gia/ phối hợp đối với các hoạt động về đánh giá, định giá, thẩm định hoặc giám định công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, dịch vụ chuyển giao công nghệ nói chung mà tham gia/phối hợp nhiều hơn đối với các hoạt động thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, tham mưu xây dựng quy hoạch, chương trình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (Bảng 2).
Sự tham gia/phối hợp triển khai các hoạt động liên quan
tới quản lý công nghệ
Nội dung công việc Không
Đánh giá, định giá, thẩm định hoặc giám định công nghệ 29,4% 70,6%
Tư vấn chuyển giao công nghệ, các dịch vụ chuyển giao công nghệ khác 23,5% 76,5%
Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, tham mưu xây dựng quy hoạch, chương trình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 58,8 41,2%
Nguồn: Kết quả điều tra 17 huyện thuộc tỉnh Quảng Nam
Về mức độ mức độ ưu tiên trong các hoạt động khoa học và quản lý công nghệ. Kết quả khảo sát 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam (trong đó có 17 phòng Kinh tế hạ tầng, còn lại là các phòng ban thuộc một số sở và trường đại học có liên quan tới hoạt động khoa học và quản lý công nghệ ) cho thấy (Bảng 3):
Mức độ ưu tiên cho các hoạt động khoa học và quản lý công nghệ
Nội dung công việc Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
Tham mưu xây dựng kế hoạch, dự toán Ngân sách hàng năm về KHCN 3,53 1,697
Thành lập hội đồng KHCN 3,53 1,548
Tổ chức thực hiện, hướng dẫn cụ thể hóa quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về KHCN 3,43 1.406
Phổ biến, lựa chọn tư vấn, lựa chọn áp dụng kết quả NC và PT công nghệ 3,07 1,102
Tổ chức thực hiện các dịch vụ KHCN 2,50 1,225
Tham gia quản lý hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3,07 1,484
Hỗ trợ doanh nghiệp, đánh giá, thẩm định CN 2,43 1,104
Kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ, pháp luật về KHCN 2,70 1,418
Tư vấn đổi mới công nghệ, cải tiến sản xuất, áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu… 3,20 1,40
Nguồn: Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam
          Kết quả trên cho thấy hoạt động tham mưu xây dựng kế hoạch, dự toán Ngân sách hàng năm về KHCN (Điểm trung bình3,53, độ lệch chuẩn 1,697) và thành lập hội đồng KHCN(Điểm trung bình3,53, độ lệch chuẩn 1,548) được ưu tiên nhiều nhất (Hình 1); các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đánh giá, thẩm định công nghệ và hoạt động tổ chức thực hiện các dịch vụ KHCN ít được ưu tiên nhất. Tuy nhiên độ lệch chuẩn lớn, điều này cho thấy chưa có sự đồng nhất cao giữa người được hỏi về các hoạt động này.
Hai hoạt động được ưu tiên trong quản lý khoa học và công nghệ
Nguồn: Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam
Về đầu tư  kinh phí dành cho KHCN trong những năm gần đây còn rất khiêm tốn. Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam cho thấy (Hình 2), phần lớn chỉ dành dưới 10%/tổng kinh phí hàng năm cho hoạt động này (56,68% người được hỏi đồng ý với đánh giá này) và chỉ có 3,33% người được hỏi cho rằng kinh phí dành cho KHCN/tổng kinh phí hàng năm là trên 75%.
Kinh phí dành cho KHCN/tổng kinh phí hàng năm
 
Nguồn: Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam
Về mức độ thường xuyên cập nhật thông tin về công nghệ, kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam cho thấy (Bảng 4), việc cập nhật thông tin về ề cơ chế chính sách liên quan  đến lĩnh vực KHCN và về thị trường KHCN, máy móc, công nghệ trong  và ngoài nước chưa thường xuyên cập nhật. Các thông tin chỉ được cập nhật khi có sự thay đổi, đây là một trong những nội dung cần được khắc phục trong thời gian tới.
Mức độ thường xuyên cập nhật thông tin về công nghệ
Nội dung thông tin Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng Hàng quý Hàng năm Khi có sự thay đổi
Về cơ chế chính sách liên quan  đến lĩnh vực KHCN 6,7% 13,3% 30% 20% 0,0% 30%
Về thị trường KHCN, máy móc,  công nghệ trong  và ngoài nước 3.3% 3,3% 20% 20% 20% 33,3%
Nguồn: Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam
Về mức độ quan tâm và đánh gía các yếu tố cấu thành công nghệ của doanh nghiệp tại địa phương. Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam cho thấy (Bảng 5): các yếu tố cấu thành công nghệ phần lớn đạt ở mức độ trung bình khá so với thế giới và khu vực. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao và rất cao là tương đối thấp, điều này sẽ ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cua các doanh nghiệp trên địa bàn.
Các yếu tố cấu thành công nghệ của doanh nghiệp tại địa phương
Các thành phần công nghệ Thấp TB Khá cao Cao Rất cao
Về máy móc thiết bị (T) 10% 36,7% 33,3% 13,3% 6,7%
Về đào tạo, phát triển nhân lực (H) 13,3% 36,7% 33,3% 16,7% 0,0%
Về thông tin công nghệ (I) 10% 43,3% 23,3% 23,3% 0,0%
Về tổ chức quản lý (O) 13,3% 33,3% 26,7% 23,3% 3,3%
Nguồn: Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam
          Về  mức độ ưu tiên hỗ trợ/đầu tư cho doanh nghiệp về công nghệ trên địa bàn tỉnh (Bảng 6). Hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới là hoạt động được tỉnh ưu tiên hỗ trợ/đầu tư cho doanh nghiệp nhất (Điểm trung bình 3,1 và độ lệch chuẩn là 1,094); còn hoạt động phát triển tài sản trí tuệ, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý là hoạt động ít được ưu tiên/hỗ trợ (Điểm trung bình 2,73 và độ lệch chuẩn là 1,081). Tuy nhiên, độ lệch chuẩn còn tương đối cao, nên việc đánh giá này chưa có sự đồng nhất cao và có thể còn tồn tại một số quan điểm trái chiều (Xem thêm hình 3).
 Mức độ ưu tiên hỗ trợ/đầu tư cho doanh nghiệp về công nghệ
Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
Ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới 3,1 1,094
Phát triển tài sản trí tuệ, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý 2,73 1,081
Nâng cao năng suất chất lượng 3,00 0,983
Tư vấn thông tin về khoa học và công nghệ 2,80 1,095
Nguồn: Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam
Đánh giá của cán bộ thuộc các đơn vị của tỉnh Quảng Nam về mức độ ưu tiên hỗ trợ/đầu tư cho doanh nghiệp về công nghệ trên địa bàn tỉnh như sau:

Đánh giá về mức độ ưu tiên hỗ trợ/đầu tư cho doanh nghiệp về công nghệ trên địa bàn tỉnh
Về  mức độ liên kết của doanh nghiệp với các tổ chức. Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam cho thấy (Bảng 7): mức độ liên kết của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ở mức trung bình và thấp. Doanh nghiệp liên liên với  nhà cung ứng nhiều nhất (Điểm trung bình 2,67, độ lệch chuẩn 1,213); còn mức độ liên kết với Nhà (tổ chức) nghiên cứu, trường đại học là ít nhất (Điểm trung bình 1,90, độ lệch chuẩn 0,712).
Liên kết của doanh nghiệp với các tổ chức
Các tổ chức liên kết Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
Doanh nghiệp khác trong ngành 2,23 0,971
Nhà (tổ chức) nghiên cứu, trường đại học 1,90 0,712
Nhà cung ứng 2,63 1,066
Khách hàng, thị trường 2,67 1,213
Nhà tư vấn (kỹ thuật, quản lý, chính sách, pháp luật) 2,17 0,913
Tổ chức, cơ quan chính quyền 2,50 0,938
Nguồn: Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam
Về liên liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành và các tổ chức nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn . 

Mức độ liên kết của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp cùng ngành và các trường đại học, tổ chức nghiên cứu
Việc liên liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành và các tổ chức nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn là quan trọng trong việc xác định kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như trợ giúp cho hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ, tuy nhiên hoạt động này của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn.
Về định hướng lựa chọn công nghệ phù hợp với địa phương trong những năm sắptới. Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam cho thấy hướng ưu tiên là đảm bảo tính bền vững lâu dài, không gây ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái (Điểm trung bình là 4,63, độ lệch chuẩn 0,718) và ít ưu tiên hơn là công nghệ mà địa phương có khả năng làm chủ và độc lập (Điểm trung bình là 3,63 độ lệch chuẩn là 1,098). Các định hướng lựa chọn công nghệ ưu tiên này cũng phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.
 Định hướng lựa chọn công nghệ phù hợp với địa phương
Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
Công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại 3,70 1,179
Công nghệ trung bình tiên tiến 3,23 1,223
Tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập 4,40 0,770
Tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh 4,30 0,915
Công nghệ mà địa phương có khả năng làm chủ và độc lập 3,63 1,098
Thích ứng với nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, lợi thế cạnh tranh của địa phương 4,40 0,932
Đảm bảo tính bền vững lâu dài, không gây ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái 4,63 0,718
Nguồn: Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam
Về các khó khăn khó khăn, bất cập trong công tác quản lý KHCN tại địa phương. Tập quán, trình độ nhận thức của người dân và doanh nghiệp về hoạt động quản lý công nghệ còn hạn chế (Điểm trung bình 2,20 và độ lệch chuẩn 0,925) và còn thiếu nhân sự cho hoạt động quản lý công nghệ là những khó khăn lớn nhất mà hiện nay tỉnh đang đối mặt và giải quyết (Điểm trung bình 2,33 và độ lệch chuẩn 1,028).
Những khó khăn, bất cập hiện nay trong quản lý KHCN
Các khó khăn, bất cập Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
Chưa có tính hệ thống trong bộ máy quản lý từ tỉnh đến huyện, xã/đơn vị 2,93 1,285
Trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác Quản lý công nghệ còn hạn chế 2,77 1,073
Nguồn lực thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tại địa phương còn bất cập 2,37 1,098
Tập quán, trình độ nhận thức của người dân và doanh nghiệp về hoạt động Quản lý công nghệ còn hạn chế 2,20 0,925
Trong tổ chức quản lý còn bất cập 3,13 0,819
Còn mang tính hình thức xin cho trong hoạt động nghiên cứu khoa học 3,00 1,232
Chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học hàng năm 3,47 1,106
Chưa đa dạng hóa được các hoạt động và nguồn vốn 2,47 0,819
Còn thiếu nhân sự cho hoạt động quản lý công nghệ 2,33 1,028
Lúng túng trong khâu quyết toán kinh phí 2,63 1,098
Nguồn: Kết quả điều tra 30 đơn vị của tỉnh Quảng Nam[2]
          Kết quả trong Bảng phân tích trên cũng cho thấy, trong hoạt động quản lý khoa học và công nghệ, tỉnh đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học hàng năm (Điểm trung bình là 3,47 và độ lệch chuẩn 1,106), tổ chức triển khai hoạt động quản lý tương đối tốt, đặc biệt đã tạo môi trường thể chế thuận lợi, hạn chế cơ chế xin cho trong hoạt động nghiên cứu khoa học. (Điểm trung bình 3,00 và độ lệch chuẩn 1,232). Tuy nhiên, độ lệch chuẩn còn cao, điều này cho thấy chưa có sự đồng thuận cao trong nhận định này và có thể còn những quan điểm trái chiều.
 
 Nhận xét, đánh giá thực trạng về công tác quản lý công nghệ trên địa bàn tỉnh
Thông qua số liệu điều tra nêu trên nhóm thực hiện đề tài có một số nhận xét như sau: so với yêu cầu, những đóng góp của KH&CN trong việc tạo ra sản phẩm hàng hóa, nâng cao gia trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh còn chưa cao.
Nguồn lực đầu tư cho KH&CN hiện tại chủ yếu đang dựa vào ngân sách, huy động nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp và xã hội còn ít; chưa lồng ghép được các nguồn lực từ các nguồn khác nhau tập trung đầu tư cho các sản phẩm trọng điểm của tỉnh và các địa phương.
Cơ chế tài chính trong KH&CN còn nhiều bất cập, chậm thay đổi, chưa phù hợp với thực tiễn và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong doanh nghiệp chưa cao; số doanh nghiệp có đầu tư, đổi mới công nghệ không nhiều; sự quan tâm đầu tư kinh phí cho hoạt động khoa học, đổi mới công nghệ của phần lớn doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
- Một số sở, ngành, địa phương chưa chủ động, còn lúng túng về phối hợp hoạt động KH&CN trong lĩnh vực quản lý để KH&CN góp phần là động lực phát triển của các ngành, địa phương.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học đã từng bước được đầu tư tăng cường, tuy nhiên vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ và sự say mê nghiên cứu áp dung các tiến bộ khoa học vào sản xuất còn chưa nhiều.
Hoạt động KH&CN cấp cơ sở (huyện, ngành) chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ quản lý KH&CN cấp huyện thiếu, chủ yếu kiêm nhiệm và chưa đáp ứng yêu cầu, còn tình trạng luân chuyển, thay đổi cán bộ được phân công phụ trách KH&CN cơ sở, những cán bộ sau khi được Sở KH&CN tổ chức tập huấn nắm được chuyên môn nghiệp vụ lại thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý KH&CN cấp cơ sở
1. Nguyên nhân chủ quan
Các ngành, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tuy đã nhận thức được tầm quan trọng, vị trí, vai trò của KH&CN trong phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, nhưng chưa thực sự quan tâm chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khoa học công nghệ.  Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh và các ngành, địa phương thường ít chú trọng đến các giải pháp và nguồn lực KH&CN cũng như bố trí nguồn tài chính tương xứng để đầu tư phát triển KH&CN ; Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khoa học và công nghệ còn thiếu chủ động, quyết liệt. Chưa có các giải pháp đồng bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả. Nhiều chủ trương, chính sách khoa học và công nghệ mới thay đổi dẫn đến sự lúng túng trong công tác quản lý và cụ thể hóa.
2. Nguyên nhân khách quan  
Ngân sách phân bổ cho KH&CN tỉnh từ Trung ương còn thấp dưới 1%  tổng chi ngân sách. Với nguồn kinh phí quá ít, lại phân tán cho một số các nhiệm vụ khác, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do đó chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh.
Năng lực, trình độ công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn hạn chế; chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ, tThị trường khoa học và công nghệ ở các tỉnh chưa phát triển; nhiều chủ trương, chính sách khoa học và công nghệ mới thay đổi dẫn đến sự lúng túng trong công tác quản lý và cụ thể hóa
Cơ chế phối hợp trong quản lý KH&CN của các sở, ngành trong tỉnh vẫn còn nhiều bất cập.
Chưa có chính sách đặc thù nhằm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ. Chưa có cơ quan làm đầu mối, chịu trách nhiệm trong đào tạo đội ngũ các bộ nghiên cứu KH&CN
Thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích ứng dụng thành tựu KH&CN trong và ngoài nước, kết quả đề tài sau nghiên cứu vào thực tiễn. Do đó việc triển khai ứng dụng vào sản xuất và đời sống còn hạn chế, nhất là vùng nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa.
3. Giải pháp đề xuất
Để nâng cao hiệu quả trong Quản lý nhà nước về công nghệ, với công cụ là các văn bản pháp quy hiện có, nhóm thực hiện đề tài đề xuất một số giải pháp sau:
- Cần tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ, nhất là Luật chuyển giao công nghệ, đến các đối tượng quản lý (doanh nghiệp) để họ hiểu và tự nguyện đăng ký công nghệ, đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, tạo thuận lợi cho việc quản lý nhà nước về công nghệ. Tư vấn, giải thích cho các doanh nghiệp thấy rằng quản lý là để phát triển chứ không phải để kìm hãm sự phát triển;
- Thực hiện thống kê công nghệ thông qua việc kiểm tra công nghệ trên địa bàn để nắm bắt trình độ công nghệ, từ đó có hướng khuyến khích phát triển các công nghệ phù hợp với địa phương; Tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân thấy được lợi ích công nghệ có thể mang lại. Từ đó tạo tiền đề cho phát triển thị trường công nghệ và các dịch vụ KH&CN;
- Tạo cơ chế kết hợp quản lý công nghệ với quản lý khoa học để khuyến khích phát triển công nghệ trên cơ sở các đề tài nghiên cứu khoa học; Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công nghệ phải chủ động học hỏi, tìm mô hình quản lý phù hợp để ứng dụng tại địa phương, tham mưu cho lãnh đạo đưa ra các bước triển khai phù hợp với địa phương.
- Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới và chuyển giao công nghệ tiến tiến, ưu tiên công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường
- Nâng cao năng lực thẩm định và giám định, đánh giá công nghệ và thiết bị, chuyển giao công nghệ
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ làm căn cứ hỗ trợ các ngành, các cấp, các doanh nghiệp định hướng đầu tư đổi mới công nghệ.
- Khuyến khích các tổ chức KHCN, các doanh nghiệp cùng với hệ thống giáo dục và đào tạo của tỉnh tham gia vào quá trình đào tạo, đào tạo lại và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực KHCN, tổ chức hướng nghiệp cho học sinh, hỗ trợ học bổng và đào tạo nâng cao chất lượng, có cơ cấu hợp lý về ngành nghề cũng như trình độ đào tạo nguồn nhân lực
 
 
[1] Trích báo cáo chương trình thực hiện NQ 20-NQ/TW của Tỉnh ủy Quảng Nam, số 22-CTr/Tu, 2013
[2] Sử dụng thang đo likert 5: 1- Đồng ý hoàn toàn, 5 – Hoàn toàn không đồng ý
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây